Ngày cuối cùng tại nơi học tập, làm việc quả là trải nghiệm đầy cảm xúc không có từ ngữ nào để diễn tả hết được. Vào giờ phút chia tay bạn được đại diện cho những dòng cảm xúc đó nói lời tạm biệt với tất cả mọi người để bước tiếp những con đường mới với các nhiệm vụ mới. Vậy với bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới, bạn cần nói những gì để chia sẻ hết được cảm xúc lúc bấy giờ để lời nói được cất lên thiêng liêng ý nghĩa như bạn và mọi người mong muốn. Đây là một nhiệm vụ khá khó khăn đấy, qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách hoàn thành một bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới đầy đủ và hoàn hảo nhất.
Hướng dẫn cách làm một bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới
Với một bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới, trước tiên bạn cần cố gắng tổng hợp hết những trải nghiệm bạn đã có tại nơi học tập, làm việc của mình. Sau đó xâu chuỗi, chọn lọc các sự kiện với nhau bạn đã rút ra bài học gì từ đó. Cuối cùng là gửi những lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp đến những ai đã tạo nên bạn của ngày hôm nay. Trong suốt bài phát biểu cần sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, chân thành và tốt đẹp. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước chi tiết khi thực hiện bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới.
Tóm tắt, chọn lọc những gì cần nói
Hãy suy nghĩ về những gì bạn đã được trải nghiệm trong quá trình học tập, làm việc tại nơi sắp phải chia tay, nơi đó có thể là trường học, cơ quan, tổ chức, nơi sống trong thời gian dài. Bạn có thể nghĩ về những gì đã làm được gì từ khi bạn bắt đầu cho đến bây giờ, câu chuyện không nhất thiết kể tất cả các chi tiết phù hợp cho bài phát biểu, quan trọng nhất là bạn thấy nó ý nghĩa nhất đối với bạn làm cho bạn thay đổi như thế nào.
Đừng ngại viết ra những gì gây khó khăn cho bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, VD như bạn đã không thích điều gì nhưng nó đã mang lại cơ hội và may mắn như thế nào…vv. Để biến những câu chuyện khó khăn trở nên hài hước, vui vẻ.
Khi viết tóm tắt các trải nghiệm cần phải cân nhắc xem có bất kỳ câu chuyện nào trong khoảng thời gian bạn có ở đó hay không. Nó có thể hài hước hay cảm động nhưng vẽ được bức tranh thường ngày mang lại cảm xúc thực cho người nghe, truyền đạt được ý nghĩa của nó. Bạn có thể bắt đầu bằng các từ “ Tôi nhớ rằng..”, “ Vào hôm..”…Mỗi câu chuyện chính là sự trân trọng đối với mỗi người xuất hiện trong đó, nói được lên rằng bạn thích về nơi đó. Kết thúc câu chuyện bằng “ Từ đó tôi nhận ra rằng…”, “ Từ đó tôi hiểu được…”…
Tại mỗi câu nói cần mang theo sự nghiêm túc hoặc chân thành để vừa mang tính lạc quan vừa dành chút thời gian suy ngẫm, lắng đọng tại nơi bạn đã học tập, làm việc. Lúc này mọi người sẽ đánh giá cao cảm xúc của chính bạn, tăng mạch cảm xúc bằng việc biết ơn, giúp bạn luôn là chính bạn.
Luôn dành những lời chúc tốt đẹp cho người ở lại, bằng sự chân thành và một vài câu nói hài hước cũng không làm mất đi ý nghĩa của lời chúc, tạo động lực, tinh thần làm việc cho người ở lại, nhen nhóm lên động lực cho chính bản thân bạn. Chẳng hạn như “Dĩ nhiên là trong thời gian tới, tôi chắc chắn rằng tất cả các bạn sẽ đạt được mục tiêu mình mong muốn, dù không có tôi ở đây”, “Tôi không biết sắp tới hoàn thành nhiệm vụ mới như thế nào, nhưng tôi hy vọng sẽ gặp được những người tốt như tất cả các bạn”… Hoặc có thể gửi lời chúc nhắn gửi đến từng bộ phận, từng cá nhân.
Lập dàn bài cho bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới
Khi đã chuẩn bị ý tưởng, nội dung cho bài phát biểu của mình, tiếp theo là lúc bạn sắp xếp lại tất cả các nội dung đã vạch ra theo thứ tự hợp lí về không gian , thời gian để bài phát biểu đạt được mục đích truyền đạt đến người nghe như bạn mong muốn. Dàn bài có kết cấu chặt chẽ gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài chứa đầy đủ nội dung đã tóm tắt trước đó. Giữa các phần phải tạo các khoảng trống với nhau.
Phần mở bài: Bắt đầu mở bài của bài phát biểu bằng một vài câu nói đùa thú vị, dí dỏm tạo không khí gây chú ý đến người nghe. Khi nói một bài phát biểu chia tay người ta sẽ nghĩ đến sự khô khan, nặng nề nên bạn hãy cố gắng bắt đầu bằng sự vui vẻ, dí dỏm từ cách bắt đầu của mình giúp thu hút sự chú ý đến từ mọi người trong suốt bài phát biểu của bạn.
Đối với câu nói đùa bạn có thể là những câu đùa ý nghĩa, những câu hát mang tính tập thể hay chính một trong số câu chuyện ý nghĩa mà bạn đã được trải nghiệm vạch ra trước đó hoặc có thể là một thông điệp truyền cảm hứng có sức ảnh hưởng tại thời điểm đó.
Phần thân bài: Đây là phần bạn có thể chia sẻ những câu chuyện, tóm tắt thời gian mà mình đã ở đó, có thể kể từ con người, môi trường, trải nghiệm cụ thể và cảm xúc riêng chính bạn được sắp xếp có trật tự, mục đích riêng không làm đứt mạch cảm xúc của bài phát biểu.
Bạn nên tránh sa đà quá vào câu chuyện khiến bài phát biểu trở nên lan man, kể lể mất cảm xúc.
Phần kết bài: Hãy kết thúc bài phát biểu bằng câu nói gây cười sẽ gây ấn tượng đến rất lâu sau đó cho mọi người.
Bạn có thể tìm kiếm các trích dẫn theo chủ đề từng dịp khác nhau, một câu nói gây cười kết hợp cùng một trò đùa mà bạn đã làm ở đầu câu chuyện. Vd như: “Chắc tôi không bao giờ quên ngày đầu tiên tại nơi này. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ tiêu đời khi bước qua cánh cửa kia và nhận ra mình đã đến trễ 20 phút”, “Tôi đoán rằng tất cả những gì tôi đã có là có thời gian. Nhìn này. Sau 5 năm, và tôi vẫn trễ 20 phút”…
Cách trình bày bài phát biểu
Viết ra bài phát biểu chỉ là một phần của toàn bộ bài phát biểu nên bạn phải đọc lên bài phát biểu thành tiếng vì văn viết nó khác với văn nói, khi trình bày không tránh khỏi va vấp về ngôn từ chưa phù hợp với ngữ cảnh. Cần chú thích lại những phần khó hiểu thay vào đó các cụm từ phù hợp hơn.
Kiểm tra thời gian của bài phát biểu khi bạn nói lên là bao lâu, đã phù hợp với thời gian mà chương trình cho phép hay chưa.
Tập nói trước gương hay bạn bè để biết được tần suất số lần bạn nhìn vào giấy mà không vấp. Đồng thời tăng khả năng tự tin, chủ động khi nói trước mọi người.
Trong suốt bài phát biểu, nên giữ bài phát biểu được ngắn gọn, súc tích, đầy năng lượng dù cho bạn muốn nói rất nhiều điều nhưng không phải lúc để nói về từng chi tiết vì mọi người cần quay trở lại công việc của mình nữa.
Phát biểu với phong thái tự tin trong mọi trường hợp vì bạn có thể gặp phải sai lầm lúc phát biết, hãy thừa nhận nó và tiếp tục cố gắng, tập trung nhìn vào những người có vẻ chú tâm vào bài phát biểu của bạn và mỉm cười. Điều đó tạo cảm giác thoải mái, truyền năng lượng tích cực đến người nghe giúp bạn tự tin hơn trong suốt bài phát biểu.
Hãy luôn nhớ rằng khi bạn lưỡng lự, va vấp khi nói hãy duy trì sự tích cực. Mọi người vẫn sẽ luôn nhớ về những ký ức, cảm xúc tốt đẹp bạn đã mang lại. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn định hướng cách viết, tạo nét đặc trưng riêng cho bài phát biểu chia tay nhận nhiệm vụ mới ghi lại dấu ấn của mình đã để lại thời gian qua. Chúc các bạn thành công!