Nước ta là một nước nông nghiệp, từ xa xưa thì lượng trâu bò của nước ta đã rất nhiều. Người dân nuôi trâu bò chủ yếu để làm nông, mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức lao động. Ngoài ra thì thịt trâu bò cũng rất được ưa chuộng trên thị trường. Nhưng vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Vậy tại sao lại tỉ lệ sán lá gan ở trâu bò nước ta nhiều hơn các nước khác. Hãy cùng mình tìm hiểu nguyên nhân của việc này nhé.
Nguồn gốc các loại trâu bò tại Việt Nam
Giống trâu ở Việt nam hiện giờ có nguồn gốc từ trâu nước. Đây là giống trâu đã được con người thuần hóa, lai tạo từ châu Á trước đây hàng ngàn năm.
Giống bò ở Việt Nam có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Qua hàng ngàn năm nuôi và lai tạo đã tạo ra giống bò Việt Nam hiện nay. Khác với giống bò ở những vùng khác, bò ở Việt Nam có màu vàng đặc trưng.
Bệnh sán lá gan là gì?
Sán lá gan là một loại động vật ký sinh, chúng thuộc chi trematoda và có danh pháp khoa học là fasciola. Chúng thường sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu dê,…
Hiện nay, có hai loại sán lá gan phổ biến là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Ở Việt Nam hiện nay, loại sán lá gan xuất hiện nhiều nhất là sán lá gan lớn. Nó có danh xưng khoa học là fasciola gigantica. Những con sán lá gan này thường xuyên ký sinh ở gan và túi mật của trâu bò ở nước ta.
Những con sán lá gan này có vòng đời khá phức tạp. Đầu tiên là ấu trùng sán lá gan theo đường phân của các loại trâu, bò thải ra ngoài. Sau khi ra ngoài và gặp môi trường nước thì ấu trùng sẽ nở ra và sẽ xâm nhập vào những vật chủ trung gian. Sau khi ấu trùng này thoát ra khỏi vật chủ trung gian thì sẽ chuyển thành một trạng thái ấu trùng mới có tên khoa học là fasciola gigantica. Để vào bên trong cơ thể người thì chúng sẽ bám vào các loại rau như rau muống, rau cần, rau cải xoong,..
Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Nguyên nhân chính là vì trâu bò nước ta sống và làm việc trong một môi trường đất ngập nước. Ngoài ra bên trong đó có rất nhiều ốc nhỏ, chính những con ốc này là vật chủ trung gian thích hợp để ấu trùng sán lá gan sinh sôi phát triển.
Ở nước ta, thức ăn chủ yếu của trâu bò là rơm rạ và cỏ thiên nhiên. Vì người dân thường chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn thả ngoài đồng nên chúng phải ăn cỏ và uống nước nơi đó. Trong thức ăn và nước uống trên đồng có chứa rất nhiều kén sán lá gan, qua đó sán sẽ được đưa vào cơ thể bò.
Bệnh sán lá gan ở trâu bò
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều. Vậy khi mắc bệnh thì phải làm sao để giải quyết?
Biểu hiện của bệnh sán lá gan ở trâu bò là làm cho niêm mạc nhợt nhạt, da trâu bò vàng vọt hơn do bị hút máu làm cho hồng cầu trong cơ thể sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, cơ thể trâu bò sẽ trở nên gầy rộc, các mô mỡ và cơ bắp của trâu bò bị teo tóp dần đi.
Biểu hiện của sán lá gan ở trâu bò thường ở thể mãn tính và tiến triển trong 3 thời kỳ cụ thể.
- Thời kỳ đầu trâu bò thường không có biểu hiện gì rõ rệt sau khi bị mắc bệnh sán lá gan.
- Thời kỳ thứ hai là sau khi đã bị bệnh một thời gian, vật nuôi sẽ bị thiếu máu, cơ thể sẽ bị gầy đi và trâu bò rất hay bị khát nước. Chúng sẽ bị sốt nhẹ và bị thùy thũng nhẹ ở phúc mạc. Mí mắt trâu bò sẽ bị phù và mắt hơi sưng kết mạc và ngày càng nhợt nhạt đi.
- Thời kỳ thứ ba, đây là thời kỳ cuối cùng của trâu bò bị sán lá gan kí sinh. Khi đó vật nuôi sẽ gầy hẳn đi chỉ còn thấy được da bọc xương. Khi trâu hoặc bò mang thai sẽ rất dễ dẫn đến sảy thai do sức khỏe trâu bò lúc này rất kém. Trường hợp không bị sảy thai thì con sinh ra cũng ốm yếu, nhẹ cân và thường bị sinh non. Ngoài ra khi bị sán lá gan kí sinh còn làm trâu bò bỏ ăn, chán ăn, tiêu hóa kém và bị ỉa chảy, còn có hiện tượng thùy thũng dưới hàm.
Cách phòng tránh bệnh sán lá gan cho trâu bò.
Muốn phòng tránh bệnh sán lá gan cho trâu bò bạn phải đảm bảo một môi trường sinh sống tốt nhất cho chúng . Để làm được điều thì:
- Vệ sinh sạch sẽ chỗ ở của trâu bò. Đảm bảo một nguồn thức ăn và nguồn nước uống của trâu bò thật sạch sẽ, không có sự xuất hiện của các loại ký sinh trùng và các loại ấu trùng khác. Phải kết hợp giữ vệ sinh và việc chăn thả để trâu bò sống trong hoàn cảnh tốt nhất.
- Sử dụng các loại thuốc thú y cho trâu bò. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng diệt sán lá gan. Thuốc này có tác dụng làm giảm đáng kể khả năng nhiễm bệnh của trâu bò, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn của những cán bộ thú y. Ở khu vực miền nam nơi chỉ có 2 mùa mưa nắng, cần cho trâu bò sử dụng thuốc 2 lần trong 1 năm.
- Tiêu diệt các loại động vật giúp sán kí sinh trung gian như các loại ốc bằng các biện pháp sinh học.
Tổng kết
Sau khi đã tìm hiểu vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều và cách phòng tránh của bệnh. Hi vọng bạn có thể kịp thời phát hiện trâu bò bị bệnh và có thể ngăn chặn bệnh. Chúc các bạn thành công.